Việc tạo dựng một thương hiệu không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi rất nhiều kĩ năng, sự chăm chỉ và một chút may mắn. Khi đi đến quyết định bắt đầu tạo dựng một thương hiệu, chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến cho ngay cả những ý tưởng tuyệt vời nhất đi sai hướng. Để điều này không xảy ra với bạn, hãy đảm bảo rằng bạn không mắc phải bất cứ sai lầm nào trong 6 sai lầm phổ thông nhất:
1) Định hướng thương hiệu theo người tiêu dùng, không phải định hướng theo các đối thủ cạnh tranh
Giả định như sau: tất cả các công ti đều hướng về người tiêu dùng. Điều gì sẽ xảy ra trên thị trường? Tất cả các công ti đều đưa ra những sản phẩm giống nhau.
Năm 2009, công ti Great Wall Motor ở Trung Quốc đã khảo sát khách hàng, và nhận được kết quả rằng hầu hết những khách hàng ở Trung Quốc chọn xe limô, thay vì xe SUV, vì limô sang trọng hơn còn SUV là loại xe dân dụng. Great Wall Motor đã quyết định không chú trọng đầu tư xe limô, vì toàn bộ 28 công ti ô tô khác đã chú trọng vào loại phương tiện này. Kết quả là Great Wall Motor trở thành công ti ô tô kiếm được nhiều lợi nhuận nhất Trung Quốc.
Các doanh nghiệp cũng nên làm những điều tương tự. Bắt đầu từ việc phân tích kĩ các đối thủ cạnh tranh, và tìm cách để trở nên khác biệt với họ. Bạn không thể thắng chỉ nhờ chất lượng tốt hơn, mà còn cần cả sự khác biệt.
2) Không xác định rõ ràng mục tiêu cần chú trọng
Mọi thương hiệu thành công đều có mục tiêu riêng của họ. Với các thương hiệu đứng đầu thị trường, giả dụ như Pizza Hut, mục tiêu sẽ là luôn luôn đứng đầu. Các thương hiệu khác không thể vượt qua Pizza Hut, nhưng họ lại thu nhỏ quy mô và có những định hướng riêng, do đó vẫn trở thành những thương hiệu lớn. Chẳng hạn như Domino’s chú trọng tới việc giao hàng tận nhà, Papa John’s chú trọng tới việc nâng cao chất lượng nguyên liệu, làm cho mỗi chiếc bánh đều đặc biệt thơm ngon. Litlle Ceasar’s lại chú trọng tới việc khuyến mại khi có chính sách “Mua 2 tặng 1”. Có hàng trăm chuỗi nhà hàng Pizza trên thế giới, tuy nhiên, 4 thương hiệu trên, nhờ có định hướng, mục tiêu rõ ràng đã thống lĩnh toàn bộ thị trường.
Đối với các doanh nhân, các bạn cần đảm bảo công ti của các bạn có một định hướng rõ ràng và các bước đi, mục tiêu của bạn đều theo định hướng đó. Hãy tự hỏi bản thân xem mình đang cạnh tranh ở lĩnh vực nào và làm thế nào để tóm gọn sự khác biệt của mình trong 2 hoặc 3 từ.
3) Nghĩ rằng tên gọi không quan trọng
Công ti Hansen Natural có một ý tưởng rất tuyệt vời: tung ra một loại nước tăng lực thể tích 16 oz để cạnh tranh với Red Bull –thể tích 8,3 oz, và các nhãn hiệu nước tăng lực khác. Cái tên “Hansen’s Natural Energy Pro” đã khiến cho nhãn hiệu này có kết cục chẳng đi tới đâu. Sau đó, công ti này lại tung ra nhãn hiệu nước tăng lực Monster, cũng ở trong lon 16 oz. Điểm khác biệt là Monster trở thành nhãn hiệu mạnh thứ 2 sau thị trường chỉ sau Red Bull.
Những cái tên thường được nghĩ ra ở công đoạn cuối cùng. Doanh nhân nên phát triển một kế hoạch tiếp thị trước tiên. Sau đó hãy đưa ra một cái tên ấn tượng và phù hợp với kế hoạch đó.
4) Không sử dụng những hình ảnh/biểu tượng để lại ấn tượng mạnh mẽ
Rất nhiều thương hiệu mạnh đã được xây dựng dựa trên một hình ảnh ấn tượng, mang theo một vài đặc điểm nổi bật về thương hiệu đó. Giả dụ như cái chai của Coca-Cola, chàng cao bồi của Marlboro, quả chanh của Corona, chiếc ly của Stella Artois, lát cam cả Blue Moon, chú vịt của Aflac,…
Trước khi tung ra một sản phẩm hoặc dịch vụ, các doanh nhân nên thử tìm một hình ảnh để trợ giúp cho chiến lược tiếp thị của mình.
5) Tự giả định rằng thương hiệu của mình sẽ phát triển nhanh chóng
Điều này sẽ dẫn tới nhiều sai lầm tồi tệ, ví dụ như đầu tư thật nhiều vốn vào việc quảng cáo để tung sản phẩm ra thị trường.
Ngày nay, cách tốt nhất để tung ra một sản phẩm, nhãn hiệu là PR. Bạn chỉ nên sử dụng quảng cáo sau khi sản phẩm của bạn đã được ra mắt công chúng. Hãy PR trước, quảng cáo sau.
Các doanh nhân hãy lưu tâm rằng mình cần phải chuẩn bị thật kĩ để dành một khoảng thời gian lớn cho việc PR. Thuê một đội ngũ PR chỉ hợṕ cho các công ti đã tạo dựng được cơ sở vững chắc, nếu không, nó sẽ chỉ tốn thời gian và tiền bạc.
6) Mở rộng nội dung thương hiệu
Một khi thương hiệu của bạn đã bắt đầu đi vào hoạt động, bạn không nên vội vã mở rộng nội dung của nó vội. Như McDonald’s vậy, dù có thêm vào cả chục món ăn vào thực đơn của mình, chuỗi nhà hàng này vẫn gặp vấn đề.. Trái lại, In-N-Out Burger, một chuỗi nhà hàng ở Bờ Tây nước Mỹ chỉ có 4 món trong thực đơn: hamburger, hamburger phomai, hamburger kép và Khoai tây chiên. Doanh thu trên mỗi đơn vị bán hàng năm ngoái: McDonald’s: 2,476,000$, In-N-Out Burger: 2,546,000$. (Nếu In-N-Out Burger là chuỗi nhà hàng trải khắp Mỹ như McDonald’s,
doanh thu sẽ còn nhiều hơn nữa).
Hãy nhìn vào Yahoo, một công ty đã từng thống trị trên thị trường công cụ tìm kiếm Internet, ở thời điểm đó có giá trị 140 tỉ đô-la trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, Yahoo lại nhanh chóng chia ra nhiều thứ khác như Yahoo Mail, Yahoo Games, Yahoo Groups, Yahoo Pager,…
Ngày này, Yahoo chỉ trị giá 30 tỉ đô-la. Trong khi đó Google vẫn giữ nguyên trang chủ của mình là một công cụ tìm kiếm và giờ có giá trị lên tới 498 tỉ đô-la trên thị trường chứng khoán. Nhưng Google cũng đang rơi vào cái bẫy của chính mình: mở rộng nội dung thương hiệu. Đó là cái dớp của các tập đoàn ở Mỹ: cứ tiếp tục mở rộng cho đến khi trượt xuống dốc.
Ngoài việc mở rộng về địa lý, các doanh nhân không nên mở rộng thương hiệu của mình. Thường thì họ nên làm ngược lại: thu hẹp trọng tâm cần hướng tới.